Con người luôn hoạt động trong một tổ chức nào đó, khi hoạt động ở mỗi một tổ chức xã hội khác nhau họ sẽ có những hành vi tổ chức khác nhau.
Tìm câu trả lời cho hành vi tổ chức là gì?
Hành vi tổ chức (Organizational Behavior) là môn khoa nghiên cứu về hành vi của cá nhân, hoặc một tổ chức bất kỳ, thông qua những kiến thức nghiên cứu đó ứng dụng vào việc cư xử và phát triển tổ chức. Hành vi tổ chức là sự phân tích các mối quan hệ giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội bất kỳ, qua việc phân tích mối quan hệ này để thấy được sự ảnh hưởng lẫn nhau của các cá nhân khi ở trong một tổ chức xã hội với nhau và ảnh hướng đến hệ thống xã hội.
Hành vi tổ chức là gì?
Hành vi tổ chức là khoa học ra đời nhằm mục đích hình thành và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với nhau trong tổ chức, từ mối quan hệ tốt đẹp này để cùng đạt một mục tiêu chung của con người, của tổ chức xã hội và xã hội.
Hành vi tổ chức nghiên cứu về cách cư xử của các cá nhân trong tổ chức, nghiên cứu về khả năng lãnh đạo tổ chức, nghiên cứu về sự thay đổi tổ chức, và nghiên cứu về hành vi tập thể của tổ chức,… Thông qua nghiên cứu sẽ đưa ra những phương pháp để phát triển phù hợp với thực tế của từng doanh nghiệp.
Hành vi tổ chức là chuỗi những hành đồng của một nhóm người trong cùng một tổ chức, hoạt động dưới một mục đích chung, thực hiện những hoạt động phù hợp với hướng đi và hướng phát triển của tổ chức. Mỗi một tổ chức sẽ có những hoạt động khác nhau và cách lãnh đạo khác nhau để các đối tượng trong tổ chức có những hành vi phù hợp với mục đích chung của doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể về hành vi tổ chức: Khi nghiên cứu về hành vi cá nhân trong tổ chức thì cần phải nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người đó trong tổ chức như: Cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo, chính sách quản lý của tổ chức, văn hóa tổ chức như thế nào cũng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong tổ chức và ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ con người khi hoạt động trong cùng một tổ chức.
Vai trò của hành vi tổ chức
Bất kể một ai đều đang hoạt động và chịu ảnh hưởng bởi một tổ chức nào đó. Không chỉ là tổ chức ở nơi bạn công tác mà còn là tổ chức ngoài xã hội.
Trong nghiên cứu về hành vi tổ chức thì yếu tố con người tạo nên hành vi của tổ chức và tổ chức cũng tác động ngược lại đến hành vi của con người. Vai trò của hành vi tổ chức như sau:
- Hành vi tổ chức giúp cho cá nhân và các tổ chức họ tham gia gắn kết với nhau, việc gắp kết này dựa trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và các giá trị mà tổ chức theo đuổi. Đồng thời, cũng cần phải tôn trọng và đảm bảo các giá trị, cùng với lợi ích của cá nhân khi tham gia và tổ chức xã hội bất kỳ.
- Hành vi xã hội giúp cho các nhà quản lý có thêm kiến thức để có nhìn toàn diện về nhân viên của mình. Từ đó sẽ đưa ra được các chính sách phù hợp để phát triển tổ chức và phát triển khả năng sáng tạo của người lao động. Tạo động lực cho nhân viên phát triển và tổ chức phát triển, giúp hiệu suất công việc cao hơn, năng suất công việc hiệu quả hơn.
- Thông qua việc nghiên cứu về hành vi xã hội giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo có được một cơ sở để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả nhất cho tổ chức, thiết lập cho tổ chức văn hóa công sở và trách nhiệm làm việc của mọi người cao, các thành viên trong tổ chức sẵn sàng chia sẻ và hợp tác chặt chẽ với nhau để tạo hiệu quả công việc tốt nhất.
- Hành vi tổ chức có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng, gắn kết cá nhân với tổ chức, giúp các cá nhân khi hoạt động trong một tổ chức sẽ có thái độ, nhân thức phù hợp và cách ứng xử sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức.
Chức năng của hành vi tổ chức như thế nào?
Với hành vi tổ chức có 3 chức năng cơ bản: Chức năng giải thích, chức năng kiểm soát hành vi, chức năng dự đoán hành vi.
Chức năng giải thích
Tại sao nói hành vi tổ chức có chức năng giải thích? Thông qua các kiến thức về hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý lý giải được hành vi con người trong tổ chức. Và việc giải thích hành vi của cá nhân, hay hanh vi của tổ chức chỉ xảy ra khi có sự việc nào đó diễn ra và cần tìm lời giải đáp cho vấn đề đó, và thông qua hiểu biết của mình mà các nhà quản lý sẽ xác định được nguyên nhân của vấn đề.
Chức năng kiểm soát hành vi cá nhân trong tổ chức
Thông qua việc kiểm soát hành vi của con người trong tổ chức để đạt được mục tiêu nhất định mà tổ chức đặt ra. Thông qua việc đưa ra các quyết định, và chính sách chi tổ chức từ đó định hướng hướng cần đi cho các cá nhân trong tổ chức.
Khi hoạt động trong bất kỳ một tổ chức xã hội nào đó con người sẽ bị kiểm soát bởi một số các quy định cụ thể để có thể tạo hiệu quả công việc và phát triển doanh nghiệp, hay tổ chức đó. Thông qua việc kiểm soát hành vi của con người trong tổ chức các nhà quản lý sẽ chắc chắn rằng mọi hoạt động của các thành viên đều hoạt động theo đúng quy trình và thực hiện đúng với định hướng mục tiêu đề ra.
Chức năng dự đoán
Thông qua việc dự đoán trước các sự việc có thể diễn ra trong tương lai để định hướng được các hành đồng và điều chỉnh hành vi của tổ chức sao cho phù hợp với sự phát triển và các sự kiện có thể diễn ra trong tương lai.
Thông qua kiến thức của hành vi tổ chức các nhà quản lý và lãnh đạo có thể dự đoán trước hành vi của các cá nhân khi có một sự thay đổi nào đó của tổ chức. Từ đó đưa ra phương pháp tối ưu nhất, để đưa mức độ phản ứng của các cá nhân trong tổ chức xuống mức thấp nhất, hoặc về không.
Các mô hình của hành vi tổ chức
Mô hình độc đoán, chuyên quyền
Với mô hình độc đoán chuyên quyền là một mô hình quản lý lấy quyền lực làm trung tâm. Theo mô hình này thì các nhân viên sẽ phải tuân thủ và quyết định của quản lý, phục thuộc vào quản lý. Mọi hoạt động trong tổ chức đều phải được cấp trên thông qua. Mọi quyết định của tổ chức đều mang tính cá nhân và buộc các thành viên của tổ chức nghe theo.
Đây là mô hình thường ít được các doanh nghiệp vận dụng vì không đáp ứng được yêu cầu để phát huy tối đa nguồn nhân lực và không tạo được một môi trường làm việc hiệu quả khiến cho hiệu suất làm việc của các thành viên trong tổ chức thấp. Với mô hình này thường áp dụng với quân đội, và một số các tổ chức trong bộ máy chính quyền nhà nước.
Mô hình giám hộ
Mô hình giám hộ là mô hình lấy nguồn nhân lực là kinh tế của tổ chức, cùng với các định hướng quản lý tài chính làm trung tâm hoạt động cho tổ chức.
Với mô hình này, mọi hoạt động và hành vi của cá nhân trong tổ chức đều hướng đến mục đích mang lại lợi nhuận cho tổ chức. Thông qua mô hình này khiến các cá nhân trong tổ chức bị phụ thuộc vào tổ chức để mang lại lợi nhuận cho tổ chức chính là mang lại lợi nhuận cho cá nhân. Với mô hình này thì nhân viên được an toàn hơn trong hoạt động và gắn bó với doanh nghiệp, nhưng lại khiến họ làm việc một cách bị động, làm theo khuôn khổ và chỉ hướng đến lợi nhuận.
Mô hình hỗ trợ
Khi tổ chức hoạt động dưới mô hình hỗ trợ thì tổ chức sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc – quản lý đi song song với hỗ trợ. Với mô hình này các các nhân trong tổ chức sẽ chủ động tham gia vào hoạt động của tổ chức để hỗ trợ tổ chức một cách tối đa và hỗ trợ các thành viên khác trong tổ chức hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.
Khi hoạt động tổ chức với mô hình này sẽ tạo ra hiệu quả công việc tốt, các thành viên của tổ chức sẽ hoạt động một cách tích cực để phát triển tổ chức vì khi họ cống hiến cho tổ chức đều được tổ chức công nhân.
Mô hình đồng tâm hiệp lực
Với mô hình đồng tâm hiệp lực này là mô hình lấy sự hợp tác đồng lòng của các thành viên trong tổ chức làm trung tâm. Thông qua đó các thành viên của tổ chức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình và tuân thủ kỷ luật của tổ chức. Thông qua đó doanh nghiệp khuyến khích tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chức, tạo một môi trường làm việc phù hợp với họ khiến họ tự nguyện cống hiến cho doanh nghiệp.
Trên thực tế thì hầu hết các tổ chức xã hội không vận dụng duy nhất một mô hình nào ở trên. Mà các tổ chức thường vận dụng cả bốn mô hình, kết hợp nhuần nhuyễn để đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức được hiệu quả nhất. Các hành vi của các thành viên trong tổ chức luôn đảm bảo để tổ chức phát triển bền vững và tiến xa hơn.
Áp dụng hành vi tổ chức vào phát triển tổ chức
Thông qua nghiên cứu về hành vi mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các hướng đi cụ thể, nghiên cứu tổ chức để đưa ra được một môi trường làm việc chất lượng, giúp cho năng suất lao động của các thành viên trong tổ chức được tốt nhất, giúp họ thích ứng được môi trường làm việc của tổ chức và gắn bó lâu dài. Qua đó tạo điều kiện cho tổ chức phát triển.
Hành vi tổ chức là gì trong phát triển tổ chức?
Để phát triển tổ chức cần thực hiện các hoạt động cụ thể như sau: Hoạt động về cạnh tranh trên thị trường, áp dụng công nghệ tiến tiến, thái độ, hành vi và giá trị của cá nhân để cống hiến cho tổ chức, tạo ra các chiến lược phát triển phù hợp, đưa ra các quy trình và cấu trúc để tổ chức hoạt động và phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Để phát triển tổ chức thông qua các các đặc điểm sau và cần chú trọng đến các đặc điểm này trong quá trình phát triển tổ chức:
- Giá trị nhân văn – Luôn tin vào tiềm năng phát triển của nhân viên trong tổ chức.
- Định hướng hệ thống – Là bao gồm cấu trúc, công nghệ và thành viên trong tổ chức ddeuf phải hoạt động khớp với nhau.
- Tích lũy kinh nghiệm thông qua học tập – Luôn cần nâng cao tinh thân học học và trải nghiệm để có được kinh nghiệm cho bản thân. Mở các khóa đào tạo để phát triển và nâng cao tay nghề của các thanh viên trong tổ chức.
- Giải quyết vấn đề – Các vấn đề thường gặp phải trong quá trình hoạt động của tổ chức các có các hướng giải quyết để phát triển tổ chức.
- Mở rộng các khả năng của các thành viên trong tổ chức và khả năng phát triển doanh nghiệp để phù hợp với sự phát triển và biến đổi không ngừng của xã hội
- Thay đổi các tác nhân – Là tác động vào các yếu tổ bên ngoài thông qua đó khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức phát triển.
Với mỗi vấn đề khác nhau xảy ra cần có sự cần thiết theo mức độ ảnh hưởng của vấn đề để đạt được hiệu quả tốt nhất.
(Nguồn: Hoàng Thanh Hằng – Timviec365)
THÔNG TIN KHAI GIẢNG THÁNG 06/2020
THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ MBA PGSM (ESGCI)- ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ PARIS (PGSM)
TẠI HỒ CHÍ MINH – KHAI GIẢNG KHÓA 16 – LIÊN KẾT CÙNG ĐH QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Hotline: 0909.634.929
Email: Contact@pgsm.edu.vn
TẠI HÀ NỘI – KHAI GIẢNG KHÓA 06 – LIÊN KẾT CÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Hotline: 0904.501.369
Email: info@pgsm.edu.vn
https://www.facebook.com/EMBA.PGSM