• TRANG CHỦ
  • TUYỂN SINH
  • LIÊN HỆ
  • EngEng
  • VieVie
Menu
  • TRANG CHỦ
  • TUYỂN SINH
  • LIÊN HỆ
  • EngEng
  • VieVie
0906246233
GET BROCHURE
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giải thưởng và xếp hạng
    • Trích thư từ Chủ tịch hệ thống Galileo & PGSM
    • Đại học Quản trị PARIS – Thành viên chính thức của Hệ thống Giáo dục GALILEO
    • Trích thư của Giám đốc Chương trình
    • Đại học Quản trị Paris – PGSM: Vững vàng một thương hiệu Quốc tế
    • Lịch sử hình thành phát triển Đại học Quản trị Paris
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Giới thiệu Chương trình IEMBA – PGSM
    • Nội dung Chương trình
    • PGSM – Giá trị của lựa chọn
    • 5 lý do chọn chương trình IEMBA PGSM
    • Môi trường Học tập Executive MBA
    • Tại sao là Executive MBA?
  • CỰU HỌC VIÊN
    • Giới thiệu về PGSM Alumni
    • Danh sách BCH PGSM Vietnam Alumni
    • Cộng đồng Doanh nhân PGSM
    • Cựu học viên tiêu biểu
  • TUYỂN SINH
  • GIẢNG VIÊN
  • TIN TỨC
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giải thưởng và xếp hạng
    • Trích thư từ Chủ tịch hệ thống Galileo & PGSM
    • Đại học Quản trị PARIS – Thành viên chính thức của Hệ thống Giáo dục GALILEO
    • Trích thư của Giám đốc Chương trình
    • Đại học Quản trị Paris – PGSM: Vững vàng một thương hiệu Quốc tế
    • Lịch sử hình thành phát triển Đại học Quản trị Paris
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Giới thiệu Chương trình IEMBA – PGSM
    • Nội dung Chương trình
    • PGSM – Giá trị của lựa chọn
    • 5 lý do chọn chương trình IEMBA PGSM
    • Môi trường Học tập Executive MBA
    • Tại sao là Executive MBA?
  • CỰU HỌC VIÊN
    • Giới thiệu về PGSM Alumni
    • Danh sách BCH PGSM Vietnam Alumni
    • Cộng đồng Doanh nhân PGSM
    • Cựu học viên tiêu biểu
  • TUYỂN SINH
  • GIẢNG VIÊN
  • TIN TỨC
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giải thưởng và xếp hạng
    • Trích thư từ Chủ tịch hệ thống Galileo & PGSM
    • Đại học Quản trị PARIS – Thành viên chính thức của Hệ thống Giáo dục GALILEO
    • Trích thư của Giám đốc Chương trình
    • Đại học Quản trị Paris – PGSM: Vững vàng một thương hiệu Quốc tế
    • Lịch sử hình thành phát triển Đại học Quản trị Paris
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Giới thiệu Chương trình IEMBA – PGSM
    • Nội dung Chương trình
    • PGSM – Giá trị của lựa chọn
    • 5 lý do chọn chương trình IEMBA PGSM
    • Môi trường Học tập Executive MBA
    • Tại sao là Executive MBA?
  • CỰU HỌC VIÊN
    • Giới thiệu về PGSM Alumni
    • Danh sách BCH PGSM Vietnam Alumni
    • Cộng đồng Doanh nhân PGSM
    • Cựu học viên tiêu biểu
  • TUYỂN SINH
  • GIẢNG VIÊN
  • TIN TỨC
Menu
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giải thưởng và xếp hạng
    • Trích thư từ Chủ tịch hệ thống Galileo & PGSM
    • Đại học Quản trị PARIS – Thành viên chính thức của Hệ thống Giáo dục GALILEO
    • Trích thư của Giám đốc Chương trình
    • Đại học Quản trị Paris – PGSM: Vững vàng một thương hiệu Quốc tế
    • Lịch sử hình thành phát triển Đại học Quản trị Paris
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Giới thiệu Chương trình IEMBA – PGSM
    • Nội dung Chương trình
    • PGSM – Giá trị của lựa chọn
    • 5 lý do chọn chương trình IEMBA PGSM
    • Môi trường Học tập Executive MBA
    • Tại sao là Executive MBA?
  • CỰU HỌC VIÊN
    • Giới thiệu về PGSM Alumni
    • Danh sách BCH PGSM Vietnam Alumni
    • Cộng đồng Doanh nhân PGSM
    • Cựu học viên tiêu biểu
  • TUYỂN SINH
  • GIẢNG VIÊN
  • TIN TỨC

Vạ lây vì đối tác phá sản: Doanh nghiệp ‘ngấm đòn’ Covid-19

pgsm by pgsm
11/10/2020
in Tin Tổng hợp
0

Dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhưng nhiều doanh nghiệp lúc này mới bắt đầu “thấm đòn”.

     ẢNH: KHẢ HÒA Kích cầu trong nước là giải pháp tình thế hữu hiệu đối với doanh nghiệp 

 

Đơn tháng 6 vẫn chưa được “kích hoạt”

 

Giám đốc một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản tại Cần Thơ cho biết từ đầu tháng 5 đến nay, dù nhiều quốc gia đã bỏ lệnh phong tỏa, các công ty, nhà hàng đã hoạt động trở lại nhưng tiêu thụ rất thấp. Trong nước không mua hàng đã đành, đối tác nước ngoài đến tìm hiểu, hỏi thông tin về lượng hàng, giá cả… rồi cũng đi luôn. Gần hết tháng 5, lượng đơn hàng chốt chưa bằng 50% so với tháng 4. Đối tác mua hàng ở nước ngoài có tâm lý chờ giá giảm hơn nữa. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường nên tác động lên giá tôm xuất khẩu tăng giảm rất khó tính toán. Điều này khiến các đối tác rút ngắn thời gian đặt hàng hoặc chia nhỏ số lượng đặt hàng để giảm rủi ro.

Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, DN gỗ đang phải đối mặt với việc giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10 – 20 USD/m3 do thiếu công nhân khai thác, thiếu container rỗng và giá cước tàu tăng từ 500 – 1.000 USD/container. Đặc biệt, giá sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng tới do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.

DN sản xuất tìm đường quay về thị trường nội địa để “trú ẩn” lúc này là biện pháp tình thế tốt nhất có thể

Ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược RBNC: “Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện tại các khách hàng không tới nhà máy duyệt mẫu nên DN gỗ Việt chưa ký được đơn hàng mới cho mùa hàng 2020 – 2021. Do vậy, nhiều nhà máy tiềm ẩn nguy cơ đóng cửa và ngừng hoạt động trong thời gian tới, hàng trăm nghìn lao động đối mặt với tình trạng thất nghiệp…”, đại diện hiệp hội cho biết.

Tương tự, xuất khẩu dệt may và da giày cũng rớt thê thảm. Bà Cecile Phạm, Tổng giám đốc Tập đoàn Dacotex, thông tin đơn hàng tháng 6 chưa thấy đâu do đối tác ở châu Âu đang tạm ngưng và chưa “kích hoạt” trở lại dù một số nước đã mở cửa kinh tế trở lại. Theo tính toán của Bộ Công thương, số lượng đơn hàng trong tháng 4 và tháng 5 của dệt may và da giày bị giảm khoảng 70%, các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi sẽ chưa được đàm phán và khả năng phục hồi đơn hàng đến cuối năm 2020 sẽ rất chậm. Dự báo, nếu dịch bệnh không được đẩy lùi hết quý 2 mà kéo dài đến quý 3 năm nay thì nhập khẩu hàng dệt may thế giới sẽ xuống đến ngưỡng 600 – 680 tỉ USD, giảm từ 15 – 25% so với mức 780 tỉ USD của năm 2019. Hiệp hội Dệt may VN đặt giả thiết nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6 thì ước tính ngành dệt may thiệt hại 11.000 tỉ đồng.

 

Không chỉ với xuất khẩu, các công ty trong nước cũng có kết quả kinh doanh không mấy lạc quan. Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động là một trong những DN bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam cho biết tổng doanh thu của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm gần 30% trong tháng 4 do phải tạm đóng cửa gần 30% số cửa hàng. Cũng trong tháng 4, doanh thu thuần của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận – đơn vị bán lẻ trang sức hàng đầu Việt Nam, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019. Tính sau thuế, công ty bị lỗ 89 tỉ đồng, cũng do phải tạm đóng nhiều cửa hàng để phòng chống dịch…

 

Trú ẩn ở thị trường nội địa

 

Chuyên gia tư vấn chiến lược Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược RBNC (phụ trách thị trường Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương), phân tích khi tuyên bố đóng cửa, giãn cách xã hội, mọi lo lắng của cả nước đều tập trung về dịch bệnh và sức khỏe. Mà thực tế, tại thời điểm đó, cá nhân vẫn còn nhiều tiền tiết kiệm, đơn hàng của các DN đang làm dang dở vẫn còn, tài chính tích lũy trước đó vẫn còn “rủng rỉnh” nên có tạm ngưng sản xuất, vẫn chưa thấy khủng hoảng. Thế nhưng, sau khi mở cửa hoạt động trở lại, căng thẳng mới bắt đầu. Lý do, Việt Nam đóng cửa trước các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Vì giãn cách xã hội nên DN Việt buộc phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất xen kẽ, khi Việt Nam mở cửa trở lại, nhiều thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu đồng loạt đóng cửa. Như vậy, DN xuất khẩu Việt lại tiếp tục đóng cửa theo vì không có việc để làm. Tính ra, Việt Nam đóng cửa kinh tế dài ngày hơn DN châu Âu.

Dù vậy, theo ông Robert Trần, đây là thời điểm đóng cửa, dọn dẹp bớt các cửa hàng không hiệu quả mà… không bị mang tiếng là thu hẹp kinh doanh. DN nên coi đây là cơ hội để cắt bớt lỗ tốt nhất. Với DN xuất khẩu, chỉ có cách duy nhất quay về sân nhà, đẩy mạnh thị trường nội địa. “Tôi thấy tiêu thụ nội địa tại Việt Nam cũng còn tốt hơn nhiều nước. Thấm đòn lúc này là đối với DN lớn, DN du lịch, sản xuất xuất khẩu chứ DN nhỏ chưa phải thấm đòn, vì sản xuất của khối DN này chỉ phục vụ thị trường nội địa là chính. Nay thị trường đã mở cửa hoạt động trở lại, mọi cái vẫn có thể “cựa quậy” được. Với xuất khẩu, suy thoái bắt đầu diễn ra. Các nước phát triển hiện đặt ưu tiên hàng đầu là chống dịch, những chi tiêu gì có thể cắt giảm hoặc không cần thiết là không mua sắm. Người dân châu Âu, Mỹ và Canada hiện đang có tâm lý không sẵn sàng chi tiền cho quần áo. Việc họ đang lo lắng là ngân hàng có thể lấy nhà, xe của họ bất kỳ lúc nào vì đang nghỉ việc ở nhà, nhận tiền trợ cấp và các tài sản trên đều được mua bằng hình thức trả góp. Thế nên, DN sản xuất tìm đường quay về thị trường nội địa để “trú ẩn” lúc này là biện pháp tình thế tốt nhất có thể”, ông Robert Trần nói thêm.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, gợi ý: Việc gia tăng tốc độ thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là giải pháp cho DN giảm đòn trong lúc này. Nhiều thị trường mới sẽ được mở ra qua kênh tham tán thương mại Việt Nam tại các nước sau khi EVFTA được Quốc hội thông qua.

Nguồn: Báo Thanh Niên

THÔNG TIN KHAI GIẢNG THÁNG 06/2020

THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (IEMBA) – ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ PARIS (PGSM)

TẠI HỒ CHÍ MINH – KHAI GIẢNG KHÓA 16 – LIÊN KẾT CÙNG ĐH QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Hotline: 0909.634.929

Email: Contact@pgsm.edu.vn

TẠI HÀ NỘI – KHAI GIẢNG KHÓA 06 – LIÊN KẾT CÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hotline: 0904.501.369

Email: info@pgsm.edu.vn

https://www.facebook.com/EMBA.PGSM

Previous Post

Ấn Độ: nền kinh tế thiệt hại nặng nhất thế giới vì Covid-19

Next Post

Bi kịch bán hàng online

Next Post

Bi kịch bán hàng online

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Search

No Result
View All Result

Đăng ký nhận BROCHURE

Get BROCHURE

Recent Posts

  • Đại học Quản trị Paris: Kỷ niệm 10 năm đào tạo Sau Đại học tại Việt Nam
  • Đại học Quản trị Paris: Dấu ấn một thập kỷ đào tạo Sau Đại học tại Việt Nam
  • Cộng đồng học viên PGSM: Cùng kiến tạo để tạo giá trị
  • 8 ưu tiên chiến lược thích ứng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi
  • Tỉ lệ mất việc làm cao mức kỷ lục ở Hoa Kỳ

ĐĂNG KÝ NHẬN BROCHURE

TRANG CHỦ
GỌI HOTLINE NHẬN BROCHURE
Facebook
Linkedin
Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Đại diện PGSM tại Việt Nam
Địa chỉ : 9/ N2-N3/TT5 – Bắc Linh Đàm- Hoàng Mai – Hà Nội
Tel: (024) – 35401987
Fax: 024 – 36410955
Hotline: 0931702696
Email: info@pgsm.edu.vn

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng IEMBA  PGSM tại  HCM
Địa chỉ : 79 Nguyễn Đình Chiểu – Phường 6 – Quận 3 – TP. HCM 
Tel: (028) – 39309388
Fax: 08-39309389
Hotline: 0909 634 929
Email: info@pgsm.edu.vn

MAP